Chiều ngày 9/12/2020, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức dựa trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Như vậy, từ thời điểm này TPHCM có 22 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 16 quận, 5 huyện, 1 thành phố); 312 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 58 xã, 249 phường, 5 thị trấn).
Mô hình “TP trong TP”
Việc sáp nhập ba quận trên thành thành phố Thủ Đức theo mô hình “TP trong TP” là chưa từng có trong tiền lệ. Theo đó, thành phố Thủ Đức sẽ là thành phố trực thuộc TP.HCM.
TP HCM kỳ vọng đây sẽ là đầu tàu kinh tế trong tương lai của khu vực phía Nam. Đem đến một thành phố phát triển, năng động, sáng tạo, cung cấp nguồn lao động trí thức cao và đón đầu về khoa học, công nghệ.
Quy mô thành phố Thủ Đức
- Diện tích: 211,57 km2.
- Dân số: hơn 1,169 triệu dân.
- Gồm: 34 phường.
- Vị trí địa lí:
– Phía bắc: giáp tỉnh Bình Dương
– Phía Đông: giáp tỉnh Đồng Nai
– Phía Nam: Giáp Đồng Nai, Quận 4, Quận 7
– Phía Tây: giáp Quận 1, Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận 12
Thuận lợi sẵn có
Thành Phố Thủ Đức Là vùng kinh tế lớn
Vùng đất Thủ Đức có vị trí vô cùng quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Năm 2019 cả 3 quận phát triển với tốc độ cao, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM (tương đương 7% tổng sản phẩm nội địa).
Hệ thống giao thông thuận tiện
Là đầu mối các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. Với các công trình giao thông trọng điểm:
- Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây
- Xa lộ Hà Nội
- Quốc lộ 1A, quốc lộ 52
- Đường Phạm Văn Đồng – quốc lộ 1A,…
- Tuyến giao thông đường thủy trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,…
- Tuyến metro số 1 (Bến Thành – suối Tiên) đang dần được hoàn thiện
Thành Phố Thủ Đức với Tiện ích sẵn có của khu Đông
Đến nay, 3 quận luôn không ngừng phát triển với nhiều thành tựu vượt bậc:
- Hệ thống giáo dục từ giáo dục bắt buộc tới giáo dục bậc cao (đại học, học viện, sau đại học,…). Đặc biệt với khu đô thị Đại học Quốc gia có 7 cơ sở đào tạo và 27 đơn vị nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ trực thuộc.
- Khu công nghệ cao nằm tại quận 9 với các tập đoàn công nghệ (Intel, Nidec, Samsung, Jabil…)
- Cơ sở hạ tầng được đồng bộ theo hướng hiện đại và ngày càng phát triển
Chức năng của TP Thủ Đức trong tương lai
- Khu đô thị mới Thủ Thiêm- Trung tâm công nghệ tài chính: kế thừa và tiếp tục đẩy mạnh phát triển từ khu đô thị Thủ Thiêm sẵn có nhằm thu hút các hoạt động công nghệ – tài chính.
- Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc – Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc: kỳ vọng sẽ là một trung tâm cộng đồng toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân.
- Khu công nghệ cao – Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học: với các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu nhằm đưa ra những đột phá trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Khu Đại học quốc gia TP – Trung tâm công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ đáp ứng cho vùng mà còn phục vụ cho cả nước, tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển đất nước.
- Khu Tam Đa Long Phước – Trung tâm Công nghệ sinh thái
- Khu Trường Thọ – Khu Đô thị tương lai: Là nơi thu hút nhân tài, hứa hẹn dẫn đầu trong các mảng về khoa học, công nghệ.
- Trung tâm kết nối giao thông Vùng Đông Nam Bộ, khu Cảng quốc tế Cát Lái: kéo gần khoảng cách với các vùng khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại.
- Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất cả nước: với các lợi thế trên tạo nên một môi trường khởi nghiệp, kinh doanh hoàn hảo; khuyến khích đầu tư, phát triển.
Tại sao phải gấp rút thành lập TP Thủ Đức trong năm 2020
Theo kế hoạch, đến tháng 5/2021 sẽ tổ chức bầu Quốc hội và HĐND các cấp. Nên nếu không chuẩn bị các thủ tục cấp thẩm quyền phê duyệt thì TP.HCM phải chờ ít nhất 5 năm nữa mới có thể thông qua đề án. Khoảng thời gian này có thể sẽ khiến TP.HCM tụt hậu, không bắt kịp được xu thế phát triển của Thế Giới.